EUIPO khẳng định nhãn hiệu “Laugh Now” là hợp lệ

logo
EUIPO khẳng định nhãn hiệu “Laugh Now” là hợp lệ
06/06/2024 12:26 AM 44 Lượt xem

    1. Nhãn hiệu liên quan

     

    Đây là một phần của cuộc tranh chấp kéo dài[1] giữa Full Color Black (FCB) và Pest Control Office (PCO),đại diện cho nghệ sĩ ẩn danh Banksy. FCB đã nộp đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu cộng đồng châu Âu (EUTM) của Banksy “Laugh Now” (hình dưới).

    Nhãn hiệu bị yêu cầu hủy bỏ là hình một con tinh tinh với tấm bảng quảng cáo treo trước ngực, được đăng ký vào năm 2019, bảo hộ cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ giải trí, giáo dục. Nhãn hiệu dựa trên một tác phẩm nghệ thuật do nghệ sĩ đường phố (grafiti) Banksy tạo ra vào năm 2002 “Laugh Now But One Day We'll Be In Charge”, được bán tại Christie's vào ngày 11/5 với giá 2,1 triệu USD (bao gồm thuế và phí).

    2. FCB đề nghị hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu Laugh Now

    Laugh Now là một trong số các đăng ký nhãn hiệu của Banksy bị FCB đề nghị tuyên vô hiệu với lý do rằng Banksy đã đăng ký nhãn hiệu với mục đích xấu bằng cách lách luật bản quyền để bảo vệ danh tính của nghệ sĩ Banksy và sử dụng phương thức bảo hộ nhãn hiệu để độc quyền các quyền trong tác phẩm nghệ thuật của mình nhưng không có ý định sử dụng tác phẩm đó làm nhãn hiệu. Cơ sở yêu cầu tuyên bố vô hiệu là quy định tại Điều 59(1)(a) EUTMR ([dấu hiệu mang tính mô tả/không có khả năng phân biệt) và liên quan đến Điều 7(1)(b) và (c) EUTMR (thiếu trung thực).

    FCB đã đưa ra nhiều lập luận khác nhau để chứng minh viếc đăng ký nhãn hiệu với mục đích xấu, gồm cả những lập luận cho rằng Banksy:

    -  Không làm gì để ngăn cản bên thứ ba sử dụng và thương mại hóa tác phẩm của mình;

    -  Đã tạo ra website tên là  Banksy’s Gross Domestic Product với mục đích duy nhất là đáp ứng các yêu cầu sử dụng nhãn hiệu và được tuyên bố công khai như vậy;

    -  Khuyến khích công chúng tải về và sử dụng các tác phẩm của ông; và

    -  Không có ý định sử dụng tác phẩm đó làm nhãn hiệu mà chỉ muốn tránh việc đăng ký bản quyền (và tiết lộ danh tính của mình) để bảo vệ tác phẩm của mình.

    Phòng Hủy bỏ đã không xét đến các căn cứ dựa trên Điều 59(1)(a).. Liên quan tới việc nộp đơn với dụng ý xấu, Phòng Hủy bỏ cho rằng chủ sở hữu tại thời điểm nộp đơn chỉ nhằm mục đích giành được các quyền hợp pháp đối với dấu hiệu nhưng không có ý định sử dụng, điều này không phù hợp với chức năng của nhãn hiệu.

    3.  Phán quyết của Ban Kháng cáo

    Banksy đã kháng cáo quyết định của Phòng Hủy bỏ lên Ban Kháng cáo và Ban  Kháng cáo đã hủy bỏ toàn bộ quyết định, lý giải như sau:

    1. Khả năng/tính phân biệt của nhãn hiệu

    Ban Kháng cáo cho rằng:

    Với những lý do nêu trên, Ban Kháng cáo đã từ chối yêu cầu hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu.

    1. Dụng ý xấu

    Ban Kháng cáo cho rằng:

    Nhìn chung, Ban Kháng cáo kết luận rằng các lập luận do FCB đưa ra nói chung không chứng minh được rằng đã tồn tại hành vi hoặc ý định không trung thực khi PCO đại diện cho Bansky nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

    4. Bình luận

    Vụ việc nêu trên góp phẩn làm rõ bản chất của các trường hợp nộp đơn có ý đồ xấu và mức độ mà người đề nghị vô hiệu một nhãn hiệu phải thực hiện để chứng minh trường hợp của mình. Nó cũng đưa ra một ví dụ thú vị về việc quyền tác giả và quyền nhãn hiệu có thể trùng khớp như thế nào khi nói đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong các tác phẩm nghệ thuật. Khi xem xét quyết định trước đó, Ban Kháng cáo nhận thấy rằng cùng một tác phẩm nghệ thuật hoặc một dấu hiệu có thể được bảo vệ bởi cả luật bản quyền và luật nhãn hiệu. Thực tế là nhãn hiệu đang được đề cập đại diện cho một trong những tác phẩm nghệ thuật của Banksy có thể được bảo vệ bởi luật bản quyền không tự động loại trừ nhãn hiệu đó thực hiện chức năng như một dấu hiệu chỉ xuất xứ của hàng hóa và dịch vụ hiện có. Kết quả là, nó có thể hoạt động như một nhãn hiệu.

    Ở giai đoạn này vẫn chưa rõ liệu FCB có kháng cáo hay không, họ có lợi ích tài chính rõ ràng, có lẽ lớn hơn nhiều so với chi phí pháp lý phát sinh khi tấn công đăng ký nhãn hiệu của Banksy. Vẫn chưa biết liệu họ có đưa vụ việc này đến Luxembourg hay không, nhưng chắc chắn đây không phải là lần cuối cùng chúng ta nghe về tranh chấp rộng hơn giữa hai bên này. Người ta hy vọng rằng cách tiếp cận cân bằng của Ban Kháng cáo sẽ chiếm ưu thế.

    Cuối cùng, cần lưu ý rằng đơn yêu cầu vô hiệu đã được đệ trình vào tháng 11/2019, chưa đầy một năm sau khi nhãn hiệu Laugh Now được đăng ký (tháng 3/2019), mà không tính đến thời gian ân hạn 5 năm sử dụng nhãn hiệu. Banksy vẫn còn thời gian để bắt đầu sử dụng nhãn hiệu Laugh Now thực sự trước khi hết thời hạn đó.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Hotline