THỦ TỤC ĐĂNG KÍ NHẪN HIỆU RA NƯỚC NGOÀI

logo
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ NHẪN HIỆU RA NƯỚC NGOÀI
20/06/2024 10:56 PM 26 Lượt xem

    Có 3 cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam ra nước ngoài :
    - Theo hệ thống quốc gia riêng lẻ.
    - Theo hệ thống đăng ký của khu vực.
    - Theo hệ thống đăng ký quốc tế.
    Đăng ký nhãn hiệu theo quốc gia riêng lẻ
    - Đăng ký nhãn hiệu theo quốc gia riêng lẻ là cách thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia của từng nước riêng biệt.
    - Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định theo Luật SHTT của từng nước.
    - Việc đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc gia riêng lẻ rất phức tạp, người nộp đơn phải hiểu rõ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu và thủ tục đăng ký theo quy định của nước sở tại, ngoài ra phải có trình độ ngoại ngữ cần thiết.
    - Việc đăng ký theo hệ thống đăng ký quốc gia riêng lẻ buộc phải thực hiện trong trường hợp những nước mà doanh nghiệp muốn đăng ký nhãn hiệu không phải thành viên của các công ước/ thỏa ước quốc tế hoặc công ước thỏa ước của khu vực về SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng.

    Ðăng ký nhãn hiệu theo hệ thống đăng ký khu vực
    Hiện tại có 3 khu vực sau đây có hệ thống đăng ký nhãn hiệu chung là :
    - Hệ thống Benelux cho khu vực lãnh thổ của ba nước Bỉ - Hà Lan – Lucxambua ;

    - Hệ thống đăng ký nhãn hiệu cộng đồng (viết tắt là CTM) - dành cho tất cả các nước thành viên Liên minh Châu Âu (Cộng đồng Châu Âu - EU), hiện tại có 28 quốc gia thành viên;Nhãn hiệu được đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng  , viết tắt là CTM. CTM là các chữ cái đầu của tên tiếng Anh "Community Trade Mark".
    - Khu vực lãnh thổ các quốc gia Châu Phi 2 tổ chức SHTT là Tổ chức Sở hữu trí tuệ OAPI (Viết tắt từ tên tiếng Pháp: Organisation Africaine de la Propriete Intellectuelle) được thành lập dựa trên Hiệp định Bangui, là cơ quan đăng ký sở hữu công nghiệp chính thức cho Liên minh các quốc gia châu Phi nói tiếng Pháp, có trụ sở tại Yaounde, Cameroon và Tổ chức sở hữu trí tuệ ARIPO (Viết tắt từ tên tiếng Anh : The African Regional Intellectual Property Organization –) có tiền thân là Tổ chức Sở hữu công nghiệp chung của các nước châu Phi nói tiếng Anh.

    Đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo hệ thống Madrid:

     Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai Điều ước Quốc tế đó là Thỏa Ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm 1891 và Nghị định thư liên quan đến Thỏa Ước Madrid, được thông qua năm 1989, có hiệu lực từ ngày 1/12/1995.
     
    Tính đến ngày 31/12/2018, có 99 nước tham gia Thỏa Ước Madrid và 55 nước tham gia Nghị định thư Madrid.
     
     Hệ thống Madrid do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) có trụ sở tại Geneve, Thụy Sỹ quản lý nhằm duy trì việc đăng ký và xuất bản Công báo của WIPO về nhãn hiệu quốc tế. Việt Nam là thành viên Thỏa ước Madrid ngày 08/3/1949 và tham gia Nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006.
    Nội dung cơ bản của Hệ thống Madrid:
    - Công dân hoặc pháp nhân của một quốc gia thành viên Hệ thống có nhãn hiệu (đã được đăng ký hoặc đã được nộp đơn đăng ký tại Cơ quan xuất xứ) có thể yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu này của mình ở một số nước hoặc tất cả các nước thành viên của Hệ thống thông qua việc nộp một đơn duy nhất (gọi là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu) cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thông qua Cơ quan SHTT quốc gia.
    - Hệ thống Madrid không tạo nên một đăng ký duy nhất có hiệu lực đối với tất cả các nước thành viên mà chỉ quản lý việc đăng ký và nộp đơn đăng ký quốc tế.
    - Đăng ký quốc tế là sử dụng một đơn duy nhất để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu riêng biệt tại các nước thành viên. Từng quốc gia chỉ định sẽ xem xét bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của quốc gia đó.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Hotline