Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:
Tên kiểu dáng công nghiệp: là tên của chính sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.
Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp: là lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.
Liệt kê các KDCN tương tự gần nhất: chỉ ra KDCN ít khác biệt nhất với KDCN của cùng loại sản phẩm nêu trong đơn.
Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ: liệt kê các ảnh chụp, bản vẽ phối cảnh (ba chiều), hình chiếu, mặt cắt... của KDCN.
Phần mô tả KDCN cần được nêu chi tiết như sau:
- Các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của KDCN yêu cầu bảo hộ phù hợp với các đặc điểm tạo dáng được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ;
- Các đặc điểm tạo dáng của KDCN yêu cầu bảo hộ được trình bày lần lượt theo thứ tự : đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có);
- Đối với sản phẩm có các trạng thái sử dụng khác nhau thì mô tả KDCN của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau;
- Nếu KDCN gồm nhiều phương án thì chỉ rõ các đặc điểm khác biệt của những phương án còn lại so với phương án cơ bản (phương án đầu tiên nêu trong đơn);
- Nếu KDCN là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì mô tả kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.
- Yêu cầu bảo hộ KDCN là các đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất KDCN và phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN.
Yêu cầu đối với bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
- Phải nộp 04 bộ ảnh chụp hoặc 04 bộ bản vẽ kiểu dáng công nghiệp thể hiện đối tượng cần yêu cầu bảo hộ một cách thống nhất và chính xác được in hoặc gắn trên giấy khổ A4 không đóng khung.
- Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ .